• Nha Khoa Tâm Phước
  • Nha Khoa Tâm Phước
hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0977.992.964
nhakhoatamphuoc@gmail.com
tin tức nha khoa
Chi tiết tin tức nha khoa

Đã bao giờ bạn đang ăn một món khoái khẩu như sườn sụn mà bị mẻ răng chưa? Hay bạn không may bị sâu răng và lỗ sâu đó khiến bạn vô cùng nhực nhối? Mình đã bị như vậy và sau đó phải hì hụi đi trám lại chỗ răng bị mẻ. Để được trám răng bạn có thể đến bất kỳ phòng khám nha khoa nào gần nơi bạn ở để tiến hành thủ thuật này, và đây là một trong những bài tập cơ bản mà bất cứ nha sỹ nào cũng có thể thực hiện một cách dễ dàng. Tuy nhiên khi bạn đi trám răng cũng cần chú ý một vài điểm dưới đây:

 

Dị ứng với vật liệu trám: Hiện tại các chất liệu để trám răng khá là ổn, hiếm khi có trường hợp bị dị ứng. Tuy nhiên trong 1 vài trường hợp hiếm gặp có thể bị dị ứng nếu bạn trám theo Amalgam bởi đây là hợp chất giữa thủy ngân với các kim loại khác. Các triệu chứng này cũng có biểu hiện tương tự với các ca dị ứng trên da như nổi mẩn và ngứa.

 

Răng bị nhức sau khi trám: Trám răng xong thì tùy dạng mà bạn có thể ăn uống ngay hoặc cách vài tiếng sau mới có thể ăn uống bình thường. Trong khoảng thời gian ngay sau khi trám bạn sẽ có cảm giác tê tê buốt buốt khi thử hít không khí vào hoặc khi uống nước. Những hiện tượng này sẽ qua tuỳ người mà sẽ qua nhanh hoặc chậm và thường thì cũng không cần phải sử dụng các loại thuốc giảm đau khi bạn bị vậy. Thêm nữa khi đến lúc bạn ăn thường bạn sẽ có cảm giác gai gai hoặc vướng trong mồm bởi ta chưa quen với việc có 1 vết trám mới trong miệng. Còn có những trường hợp vết trám ở sâu và sát tủy răng và cơn đau vẫn còn thì rất có thể bạn sẽ cần phải can thiệp vào tủy răng, thường sẽ dùng phương pháp nội nha để xử lý.

 

Vết trám bị mìn dần theo thời gian: Cũng như bất cứ vật liệu nào, việc bị áp lực liên tục lên qua việc nhai, nghiến sẽ làm vết trám sẽ mòn dần, kênh lên hoặc bị nứt. Thường thì những vết nứt nhỏ hay độ mòn này chúng ta không thể nhận biết mà thường sẽ chỉ được biết khi đi khám bác sỹ. Nếu vết trám giữa men răng và chất trám bị phá vỡ, các hạt thức ăn và vi khuẩn gây sâu răng có thể chui vào và làm tổ trong đó, sau đó có thể lây nhiễm vào tủy răng và gây áp xe răng. Nặng hơn có thể không thể cứu chữa mà còn phải diệt tủy để nhổ chiếc răng đó ra, mà vụ diệt tủy thì thật sự không phải là 1 trải nghiệm mà nhiều người muốn có.

 

Cách phòng ngừa thì đơn giản nhất là vệ sinh răng đều đặn và đúng cách: đánh răng ngày 2 lần, dùng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm. Ăn uống chú ý đừng ăn đồ quá lạnh và quá nóng quá gần nhau, tốt nhất nên cách ra 1 khoảng nhất định, và cũng đừng ham gặm xương quá cứng.

 

 

2014 Copyright © Nha Khoa Tam Phuoc. All rights reserved